Linen tưng là gì? Ưu, nhược điểm & ứng dụng
Linen tưng là một loại vải tự nhiên được làm từ sợi lanh. Linen tưng được biết đến với độ bền cao, khả năng hút ẩm tốt và tính linh hoạt trong sử dụng. Mặc dù đã tồn tại từ hàng ngàn năm trước, nhưng ngày nay linen tưng vẫn được ưa chuộng sử dụng trong đa dạng lĩnh vực.
Nguồn gốc và lịch sử lâu đời của linen tưng
Linen tưng là một loại vải thuộc dòng vải linen có nguồn gốc từ cây lanh, một loại cây công nghiệp ôn đới thân thảo, sống hàng năm. Lanh được trồng, trải qua quá trình thu hoạch, tách sợi, cọ rửa, ngâm nước và dệt thành các sợi vải.
Từ hàng ngàn năm trước công nguyên, người Ai Cập cổ đại đã biết cách sản xuất và sử dụng linen tưng để may các trang phục hàng ngày. Không chỉ vậy, linen tưng còn được sử dụng trong nhiều vùng đất khác trên thế giới như Hy Lạp cổ đại, La Mã, và thậm chí cả trong văn hóa dân gian của nhiều nền văn minh khác.
Ưu điểm và nhược điểm của linen tưng
Linen tưng cũng sở hữu những ưu và nhược điểm nổi bật của vải linen nói chung. Tuy nhiên, loại vải này vẫn có một số đặc điểm khác biệt so với các dòng vải linen còn lại.
Ưu điểm
- Độ bền cao: Vải có khả năng chịu mài mòn tốt và giữ được hình dạng ban đầu sau nhiều lần sử dụng. Sản phẩm làm từ linen tưng có độ bền khá cao.
- Hút ẩm tốt: Đây là một trong những ưu điểm quan trọng của vải linen. Khả năng hút ẩm tốt giúp cơ thể thoải mái và duy trì sự thoáng mát trong các điều kiện nhiệt độ cao.
- Tính linh hoạt: Mặc dù không co giãn nhiều nhưng linen có độ linh hoạt, cho phép vải co dãn nhẹ nhàng, mang lại sự thoải mái khi di chuyển.
- Mềm mại, tự nhiên: Linen tưng thường mang đến cảm giác mộc mạc, tự nhiên. Đồng thời, chất mại mềm mại, nhẹ nhàng khi tiếp xúc với da, làm cho linen tưng trở thành lựa chọn phổ biến trong lĩnh vực thời trang.
- Bảo vệ môi trường: Linen tưng được sản xuất 100% từ sợi lanh tự nhiên, đồng thời quá trình sản xuất cũng không tiếp xúc nhiều với hóa chất nên sản phẩm tạo ra từ linen tưng an toàn với người sử dụng và giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường.
Nhược điểm
- Dễ nhăn nhúm: Vải linen có thể bị nhăn khá nhanh sau quá trình sử dụng, điều này làm giảm tính thẩm mỹ và gây bất tiện cho người sử dụng.
- Dễ mủn, rách: Mặc dù chất vải linen khá dai và chắc chắn nhưng nếu không được bảo quản, giặt giũ đúng cách, linen sẽ dễ bị rách và giảm chất lượng.
- Giá đắt đỏ: Linen tưng thường có giá cao hơn so với một số loại vải khác do quá trình sản xuất và nguyên liệu đầu vào tương đối đắt đỏ.
- Khó chăm sóc: Linen cần được giặt và chăm sóc đúng cách để tránh co rút và mất dáng. Đôi khi việc chăm sóc và giặt linen có thể tốn nhiều công sức hơn so với các loại vải khác.
Mặc dù vẫn còn tồn tại một số nhược điểm như dễ nhăn, giá cao, nhưng chính nhờ những ưu điểm nổi bật, vẻ ngoài tự nhiên, mộc mạc, linen tưng vẫn chiếm trọn cảm tình của hàng triệu người yêu thời trang và trở thành một lựa chọn phổ biến trong lĩnh vực này.
Giá vải linen tưng khoảng bao nhiêu?
Giá vải linen tưng có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm chất lượng, nguồn gốc, thương hiệu và nhu cầu thị trường. Tuy nhiên, thông thường, linen tưng thường có giá cao hơn so với nhiều loại vải khác. Tại Lamoc – Tiệm vải sợi tự nhiên, linen tưng cao cấp có giá giao động khoảng 120.000 – 140.000vnđ/m tùy thuộc vào chất lượng, độ dày và nguồn gốc của vải.
Ngoài ra, giá cả cũng phụ thuộc vào kích thước của vải, loại vải (thô hoặc đã qua xử lý), cũng như nhu cầu thị trường. Nếu bạn đang tìm mua vải linen sỉ – lẻ, bạn có thể liên hệ Lamoc theo Zalo hoặc inbox trực tiếp tới Fanpage để được tư vấn thông tin giá cả chính xác nhất cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn.
Bảo quản sản phẩm từ vải linen đúng cách
Bảo quản linen tưng đúng cách giúp duy trì độ bền, màu sắc và chất lượng của vải. Dưới đây là một số cách để bảo quản linen tưng bạn có thể áp dụng:
Hướng dẫn làm sạch
- Khi giặt đồ từ vải linen tưng: Nếu giặt máy hãy sử dụng chế độ giặt nhẹ hoặc chuyên biệt cho vải linen. Nếu giặt tay, giặt nhẹ nhàng, tránh vò, vắt, vặn dễ làm vải nhăn và rách sau nhiều lần giặt.
- Sử dụng một lượng xà phòng, hoá chất tẩy rửa vừa đủ: Tránh sử dụng hóa chất tẩy mạnh, vì chúng có thể làm giảm độ mềm mại và dẫn đến mất màu của vải.
- Là ủi đúng cách: Bạn có thể là, ủi vải linen khi vải còn ẩm để dễ làm phẳng nếp nhăn và duy trì tránh bị co rút sau khi khô hoàn toàn. Sử dụng nhiệt độ ủi vừa phải và có thể ủi từ phía trong để tránh làm mất màu hoặc làm hỏng vải.
Hướng dẫn bảo quản
- Tránh ánh nắng trực tiếp: Vải linen nên được phơi ở nơi nhiều gió và thoáng đãng, tránh ánh nắng trực tiếp có thể làm mất màu vải.
- Hạn chế gấp vải: Gấp vải linen quá nhiều có thể làm xuất hiện nhiều nếp nhăn, ảnh hưởng đến vẻ đẹp tự nhiên của vải.
- Bảo quản nơi sạch sẽ: Trước khi bảo quản, hãy chắc chắn rằng khu vực bảo quản đã được làm sạch để tránh vi khuẩn hoặc mùi khó chịu.
- Hướng dẫn sử dụng đồ từ vải linen
- Tránh ma sát: Linen có thể bị bào mòn nhanh hơn nếu thường xuyên tiếp xúc với ma sát cường độ cao, hãy tránh chạm vải vào bề mặt cứng.
- Giặt giũ định kỳ: Đồ dùng từ vải linen có thể được sử dụng hàng ngày, nhưng cần được giặt giũ thường xuyên để duy trì chất lượng tốt nhất.
Ứng dụng vải linen tưng trong cuộc sống hàng ngày
Linen tưng với tính linh hoạt và độ bền cao, được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ thời trang đến trang trí nội thất và rất nhiều ứng dụng khác. Dưới đây là một số ứng dụng phổ biến của linen tưng:
Lĩnh vực thời trang
Linen tưng được sử dụng để may các loại quần áo như váy, áo sơ mi, quần,… Với khả năng hút ẩm tốt giúp mang lại cảm giác mát mẻ, linen là lựa chọn phổ biến cho thời trang mùa hè. Ngoài ra, linen cũng được sử dụng để làm phụ kiện như khăn choàng, túi xách, nơ và vớ.
Trang trí nội thất
Linen tưng thường được sử dụng để làm rèm cửa và các sản phẩm trang trí giường như bộ chăn ga gối, mang đến vẻ đẹp tự nhiên và tinh tế cho không gian nghỉ ngơi. Ngoài ra, vải linen cũng được sử dụng để làm nội thất bàn ăn như khăn trải bàn, vỏ ghế, vỏ gối,… tạo điểm nhấn và sự sang trọng cho không gian ăn uống.
Ngành nghề khác
Linen tưng có độ thoáng khí tốt, do đó được sử dụng để làm các trang thiết bị y tế như mặt nạ y khoa hoặc băng vải y tế. Bên cạnh đó, do có độ bền cao, linen cũng được sử dụng để làm dụng cụ và trang thiết bị trong một số ngành nghề, chẳng hạn như túi đựng công cụ, vải bảo vệ,…
Với những ưu điểm nổi trội về đặc tính cũng như tính ứng dụng rộng rãi, linen tưng có thể sẽ tiếp tục trở thành một nguyên liệu tiềm năng và không thể thiếu trong rất nhiều lĩnh vực trong tương lai, không chỉ thời trang. Qua bài viết này, Lamoc hi vọng rằng bạn đã hiểu rõ tất cả những thông tin cơ bản, quan trọng về linen tưng, nếu bạn thấy hữu ích hãy chia sẻ cho bạn bè và người thân cùng biết nhé.
Bài viết
liên quan
22/10/24
62
May đồ cho trẻ sơ sinh – Công thức cắt may “mẹ nào cũng cần”
21/10/24
69
Linen hay cotton? Chất vải nào mặc mát nhất?
17/10/24
62
Chất vải nào mặc mát nhất? 10+ chất vải “giải nhiệt” mùa hè!
10/10/24
61
Rèm cửa vải bố là gì? Đặc điểm & Mua ở đâu rẻ nhất?
08/10/24
77
Rèm canvas – Mẫu rèm độc, lạ, cao cấp!
01/10/24
119